Chuyển đến nội dung chính

Những bệnh vùng kín hay gặp ở bé gái

Thói quen hay ngồi xổm, thường xuyên thủ dâm hoặc có giun kim, bị kiết lỵ... có thể gây viêm nhiễm vùng kín ở bé gái mà ít bà mẹ biết.

Do buồng trứng chưa , nên đặc điểm cơ quan sinh dục ở bé gái trước tuổi dậy thì khác với phụ nữ tuổi sinh sản. Cụ thể, vùng kín của bé dễ bị kích ứng môi lớn, môi nhỏ chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng... Ngoài ra, âm đạo có pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ là yếu tố thuận lợi cho vi trùng phát triển. Những yếu tố trên kết hợp với vệ sinh kém dễ gây nên viêm âm hộ, âm đạo ở bé gái.

Vì những lý do trên, âm hộ và âm đạo của bé gái thường bị viêm do các vi trùng đường ruột, thậm chí vi trùng đường hô hấp và cả ký sinh trùng như giun kim. Ngoài ra cũng phải kể đến các dị vật do bé đút vào âm đạo, các loại hóa chất và các bệnh da liễu khác.

Để phòng tránh các bệnh này cho bé, bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y khoa Thái Hà (Hà Nội) cho biết cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

Các biểu hiện khi bé gái bị viêm nhiễm vùng kín

Biểu hiện phổ biến nhất của viêm âm đạo là hiện tượng tiết dịch, ngoài ra, có ​​thể kèm theo ngứa, rối loạn bài niệu: đái dắt, buốt hoặc đái dầm (ở trẻ lớn).

Viêm âm đạo và âm hộ không đặc hiệu: thường gặp ở những bé gái không được vệ sinh đúng cách. Dịch tiết thường thấy ở đáy quần đặc trưng bởi màu xanh lá cây hoặc màu nâu, đi kèm với một mùi khó chịu và dịch âm đạo có pH 4,7-6,5. Đây là loại viêm âm đạo chủ yếu do vi khuẩn đường ruột (phân). Quần áo, hóa chất, mỹ phẩm, xà phòng hoặc chất tẩy rửa dùng để tắm hoặc rửa cũng có thể gây kích ứng.

Viêm âm hộ và âm đạo không đặc hiệu trong một số trường hợp có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng mãn tính, tạo tâm lý lo lắng cho trẻ em và cả cha mẹ.

Các nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng kín ở trẻ:

Viêm âm đạo do thiếu nội tiết

Bình thường, sau khi ra đời, các bé gái sẽ nhận được một lượng estrogen từ máu mẹ truyền sang. Lượng nội tiết tố này giúp âm đạo của trẻ tạo được môi trường pH trung tính. Tuy nhiên, một số trẻ nhận được lượng estrogen rất ít, khiến âm đạo khô, dễ bị kích ứng, gây ngứa.

Viêm âm đạo do virus nhóm Poxvirus

Da vùng âm đạo có thể bị nhiễm trùng do một loại virus tên là Poxvirus, thường xảy ra ở trẻ em khoảng 5 tuổi, hoặc nhóm 15 đến 29 tuổi khi bị suy giảm miễn dịch. Âm đạo có thể bị viêm do lây qua tiếp xúc từ nơi khác trên cơ thể mắc bệnh hoặc qua đường tình dục. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 2-7 tuần.

Viêm âm hộ do rối loạn sắc tố

Là một bệnh mãn tính teo da, biểu hiện đặc trưng là có sự mất màu hoặc da đổi sang màu hồng, màu ngà voi tại một điểm ở vùng kín. Với hầu hết trẻ, bệnh thường khởi phát trước 7 tuổi. Khi có kinh, bệnh có thể được cải thiện, mặc dù thường là quá trình bệnh vẫn tiếp tục. Trẻ mắc bệnh này có thể bị teo mất môi lớn và thu hẹp âm vật cũng như thu hẹp lối vào tiền sảnh của âm đạo. Nguyên nhân của bệnh có thể liên quan với rối loạn tự miễn.

Điều trị bổ sung vitamin A kèm theo estrogen

Viêm âm hộ vùng da tiết bã

Căn bệnh này có liên quan với sự có mặt của ban hồng, khu trú từng điểm, có thể nằm trong tam giác mu. Xung quanh âm hộ có thể có vết nứt, nhiễm trùng thứ cấp. Nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn hay nấm tương đối phổ biến và gây đau, ngứa.

Viêm âm hộ do viêm da dị ứng

Triệu chứng là ngứa dai dẳng, ban đỏ, sẩn cục, nốt phỏng. Trên bề mặt của âm hộ có thể xuất hiện các điểm tróc. Nó cũng có thể xảy ra nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hoặc nấm.

Viêm âm hộ do bệnh vẩy nến

Bệnh này thường đi kèm với những thay đổi ở các bộ phận khác của cơ thể. Người ta có thể quan sát thấy tổn thương dày, dính, màu bạc xung quanh tam giác mu.

Viêm âm đạo do giun kim

Giun kim là một loại ký sinh trùng đường ruột, có thể mang vi khuẩn vào đáy chậu và gây ra viêm nhiễm thứ phát của âm hộ và âm đạo. Viêm âm hộ và âm đạo phát triển trong khoảng 20% ​​các em gái có có giun kim. Bệnh nhân thường bị ngứa trong khu vực hậu môn.

Viêm âm đạo do chứng bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ gây xuất huyết đường tiêu hóa và cũng có lúc gây ra máu ở đường âm đạo.

Dính môi nhỏ

Dính môi nhỏ gặp ở các bé gái từ khoảng dưới 6 tuổi, do thiếu estrogen trong giai đoạn trước tuổi dậy thì, thường biểu hiện ở dạng viêm vùng da môi nhỏ. Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra ở khoảng 20-40% bệnh nhân dính môi nhỏ và cần điều trị. Ở tuổi dậy thì, độ pH thay đổi, do đó làm mất xu hướng dính các môi nhỏ.

Các dị vật âm đạo

Dị vật âm đạo gây chảy máu âm đạo ở bé gái. Hội chứng tiết dịch âm đạo và chảy máu âm đạo có thể chỉ ra sự hiện diện của một dị vật. Việc chẩn đoán có thể cần đến X-quang hoặc siêu âm bụng. Các dị vật phổ biến nhất trong âm đạo là giấy vệ sinh.

<>Vương Linh

Nguồn : VnExpress

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa bệnh trĩ nội các cấp độ tận gốc bằng bài thuốc bí lây nhiễm

Bệnh trĩ là một căn bệnh lý quá điển hình hiện tại, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải, tuy nhiên không bắt buộc ai cũng lựa chọn được cách chữa bệnh trĩ hiệu quả. Sự ra đời của bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang chắc chắn sẽ là một giải pháp mới cho bản thân người bệnh để điều trị trĩ (trong đó có trĩ nội) ở tất cả những cấp độ một cách triệt để. thông tin cơ bản về căn bệnh trĩ nội bệnh trĩ được chia làm 2 loại: trĩ nội cũng như trĩ ngoại Trĩ nội: là loại trĩ hình thành bên trong hậu môn, lúc căn bệnh to lớn, một số búi trĩ có thể sa ra bên ngoài. Trĩ ngoại: ngay từ đầu xảy ra ở bên ngoài hậu môn hoặc xung quanh lỗ tại vùng hậu môn. Trong thực tế, trĩ nội thường khó phát hiện ra hơn trĩ ngoại và có số người bị mắc bệnh mắc phải phổ biến nhất. Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ từ 1 đến 4, cấp độ 1 cũng như 2 là thời kỳ nhẹ, việc điều trị sẽ dễ dàng cũng như kịp thời hơn so với trĩ cấp độ 3 và 4. dấu hiệu ở mỗi cấp độ trĩ nội Cấp độ 1: cấp độ nhẹ nh...

Sau khi phẫu thuật căn bệnh trĩ nên ăn uống thế nào?

Để nhanh chóng lành vết phẫu thuật và tránh tái phát bệnh trĩ bản thân người bệnh nên tuân thủ đúng những chỉ dẫn của bác sỹ về cách dùng thuốc và những chế độ ăn uống hậu tiểu phẩu. Sau phẫu thuật căn bệnh trĩ, người bị mắc bệnh nên có chế độ ăn theo nguyên tắc sau – Ẳn đủ lượng, đủ chất, dễ tiêu, giúp cho thức ăn lưu thông tốt trong ống tiêu hóa cũng như không làm rối loạn tiêu hóa hay nhiễm khuẩn tiêu hóa. – cần tránh lạm dụng các thức ăn như khoai lang, bột sắn dây… theo dân gian là "nhuận tràng" song thực chất sễ dẫn đến phù niêm mạc đường tiêu hóa. không được uống một vài loại nước rau tươi như rau má, nước nhọ nồi trong các ngày này vì dễ dẫn tới nhiễm khuẩn, nhiễm độc đường tiêu hóa. rõ ràng chế độ ăn cần thực hiện như sau -Ngày đầu sau mổ : Ẳn nhẹ bằng cháo hoặc súp, uống rất nhiều nước (từ 2l trở lên). Không uống bia, rượu vì nguy cơ làm dãn mạch, chảy máu vết mổ. Nói chung nên kiêng bia rượu trong suốt thời kỳ hậu phẫu. Không ăn hoa quả và những thực...

Nhận diện cua đồng đánh thuốc sâu

Theo GS.TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên), cua đồng đánh bắt bằng thuốc sâu sẽ lử khử, không nhanh nhẹn như cua bắt thông thường. Nên chọn những con cua con khỏe mạnh, nhanh nhẹn như vậy sẽ an toàn hơn. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Ăn cua bị đánh thuốc sẽ đối diện với nhiều rủi ro sức khỏe . Rối loạn về da, mắt và đường hô hấp Nên đọc Ăn cua được đánh bắt bằng thuốc sâu dư lượng thấp chưa đủ để gây ngộ độc cấp, nhưng lâu dài thì gây tác hại khó lường, bởi thuốc trừ sâu rất độc, gây rối loạn về da, mắt, ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng… GS.TS Trần Hồng Côn nói: "Đánh bắt thủy hải sản bằng thuốc trừ sâu là hành vi hủy hoại môi trường tàn khốc, đầu độc người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay thuốc trừ sâu phân hủy trong 7 – 15 ngày, nếu người bắt cua dùng thuốc đúng danh mục được phép thì thuốc sẽ phân hủy nhanh. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với sản phẩm có chứa thuốc trừ sâu dạng phân hủy nhanh cũng có thể gặp rối loạn về da, mắt và đường hô hấp…". ...